Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Nhật Bản được gọi là đất nươc mặt trời mọc vì sao



Khi nhắc tới đất nước mặt trời mọc là không ai không biết nói đến nhật bản. Nhưng vì sao nhật bản lại được gọi như vậy thì không phải ai cũng biết. Nếu để ý kỹ bạn còn thấy trên quốc kỳ của nhật bản cũng có biểu tượng hình tròn đỏ của mặt trời. vậy chúng ta cùng tìm hiểu vì sao nhật bản có tên gọi đó.  

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".



Theo ý nghĩa địa lý thì Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên cũng là nước sớm nhất nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm mai. người nhật bản coi Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu. ngoài cái tên đất nước mặt trời mọc thì Nhật Bản còn được biết đến với cái tên xứ sở hoa anh đào vì cây hoa anh đào mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam đó là biểu tượng không thể không nhắc tới mỗi khi bạn nghĩ về đất nước nhật bản. Một cái tên mà ít người biết đó là đất nước hoa cúc bởi lẽ hoa cúc 16 cánh được ví như mặt trời đang tỏa nắng. đó là biểu tượng của hoàng gia và quốc huy của nhật bản hiện nay. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc ("nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân ("người lùn").



Một cái tên khác của nhật bản mà khá nhiều người biết đến đó là xứ sở Phù Tang. bởi vì Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc nó phù hợp với cái tên đất nước mặt trời mọc nên cũng được dùng để chỉ đất nước nhật bản xinh đẹp. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét