Tìm hiểu về sushi là tìm hiểu về nét văn hóa, về con người, về phong tục của người Nhật. Bài viết sau sẽ cho ta biết về nguồn gốc, về các loại sushi, cũng như là cách thưởng thức sushi để có thể cảm nhận một cách sâu sắc về món ăn đầy sức hấp dẫn này.
Nigirizushi
Nigiri là loại sushi mà chúng ta hay được thấy và ăn nhất, nó còn có một tên gọi khác nữa là Edomaezushi. Loại sushi này bao gồm phần cơm trộn với dấm được nặn bằng tay thành dạng chữ nhật có các góc hơi vo tròn, phần trên gồm miếng cá sống, tôm sống, mực sống, bạch tuộc sống hay trứng. Giữa hai phần này thường được phết một ít mù tạc (wasabi).
>>> Xem thêm: Du lịch Nhật Bản
Norimakizushi
Là kiểu Sushi với cơm được quấn tròn bằng rong biển (nori), bên trong nhân là dưa leo (kyuri), trứng, cá… tạo các màu khác nhau. Đây là loại Sushi phổ biến nhất tại Việt Nam, các bạn có thể khéo tay tự làm với nhiều thành phần nhân khác nhau.
Oshizushi
Oshizushi ra đời đầu tiên ở Osaka năm 1841, đây là một loại sushi cao cấp với hộp gỗ sang trọng. Cách làm Oshisushi không giống sushi thông thường mà ép cơm và cá sống vào trong hộp gỗ hoặc được gói trong một chiếc lá thường có hình hộp.
Sashimi
Sashimi dễ nhận biết nhất vì nó hoàn toàn là món ăn sống bao gồm cá sống hay mực, sò đỏ sống, ăn kèm với rau mùi nước chấm hay mù tạt. Món này là món chứa dinh dưỡng cao nhất và đa phần được xem là món ăn cao cấp giúp giảm cân cũng như làm đẹp và tốt cho sức khỏe bởi yêu cầu rất cao của món này về độ tươi của sản phẩm.
Chirashizushi
Đây là 1 suất sushi lớn, gồm một bát cơm sushi lớn, bên trên xếp đều các loại hải sản sống, nấm, rau. Có thể đựng trong bát nhỏ hơn với suất cá nhân, hoặc bát cỡ lớn với xuất gia đình. Cách ăn cũng khá đơn giản, không cầu kì như các loại Sushi khác, hoặc trộn cơm, hải sản, với nước tương để ăn trực tiếp, hoặc người ăn có thể lấy từng chút một, cuốn với lá rong biển và chấm vào nước tương rồi thưởng thức.
Makizushi
Đây là loại sushi có dạng hình trụ, được tạo hình bằng việc sử dụng tấm mành tre để cuộn các nguyên liệu vào với nhau thành một hình trụ dài, sau đó sẽ dùng dao sắc để cắt thành những miếng ngắn hơn (thông thường là cắt thành 6 hoặc 8 miếng) vừa ăn. Loại sushi này thường được gói trong tấm rong biển khô (vì thế còn có tên gọi là norizushi), thỉnh thoáng trứngtráng mỏng, dưa chuột bào mỏng, lá tía tô cũng được dùng để thay cho tấm rong biển.
Ở Nhật, thực khách chỉ cần ngồi sau quầy và thưởng thức các món ăn do đầu bếp mang tới. Nếu bạn không ăn món sushi tươi bày ra trước mắt mình sớm mà để đó quá lâu, món ăn dễ bị thay đổi về vị, nhiệt độ và độ ẩm. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thiếu tôn trọng đầu bếp làm sushi. Tuy vậy, thực khách được khuyến khích đề nghị nhà hàng sushi phục vụ lại món nào đó mà họ ưng ý hoặc thông báo nếu bị dị ứng hoặc không vừa lòng với nhà hàng.
>>> Tin liên quan: Những quán ăn đồ Nhật ngon tại Đà Nẵng